HOTLINE: 19002019 (1000đ/phút)
Cách khắc phục các vấn đề thường gặp trên Android

Bỗng một ngày đẹp trời chiếc điện thoại android của bạn dở chứng, bạn muốn đập nó

đi hay muốn cho ra tiệm xem thế nào?

 

1. Máy không thể mở lên

Triệu chứng thường gặp đó là thiết bị dùng Android không thể khởi động hoặc không thể boot vào hệ điều hành mà bị dừng lại tại logo hãng

sản xuất/logo Android.

 

Vấn đề này thường do xung đột phần cứng hay phần mềm. Nếu như bạn vừa “nghịch” máy như up ROM, nâng cấp firmware, root máy, chạy

file update.zip,… lỗi thuộc về phần mềm.

 

Với lỗi xung đột phần cứng:

– Trước hết, bạn hãy thử sạc lại điện thoại nếu như máy đã hết pin.

– Nếu như bạn vẫn chưa thể mở máy, thử tháo pin của máy rồi gắn lại.

– Trong trường hợp máy vẫn chưa hoạt động, lần lượt tháo thẻ nhớ rồi tháo SIM ra khỏi máy rồi thử lại. Nếu vẫn chưa thành công, bạn nên mang

máy đi bảo hành.

 

2. Không thể gửi và nhận file một số loại tập tin bằng bluetooth

 

ada4eb978044368e6ac9b5b97ca6ba43

 

 

Đây là vấn đề thường gặp của nhiều người dùng Android mới. Mặc định, Android chỉ cho phép gửi và nhận một số loại tập tin giới hạn,

chẳng hạn như không thể gửi tập tin nhạc. Lí do giới hạn là vì Google hạn chế việc vi phạm bản quyền nội dung số, cũng như những gì

Apple đã làm với iOS.

 

Để giải quyết vấn đề này, bạn có thể cài đặt ứng dụng Bluetooth File Transfer (miễn phí trên Market). Ứng dụng này cho phép bạn gửi

và nhận bất kì tập tin nào, cũng như duyệt những tập tin hiện có trên thiết bị bluetooth khác. Bluetooth File Transfer còn có khả năng

quản lí tập tin.

 

Ngoài ra còn có những ứng dụng tương đương bạn có thể lựa chọn là Bluetooth module cho ASTRO File Manager, Estrong File Explorer.

 

3. Không thể truy cập Wifi
Khi không thể truy cập Wifi, bạn hãy thử những bước sau:

– Chắc chắn mạng Wifi mà bạn muốn truy cập cũng như thiết lập Wifi trên máy đã được bật (có thể tắt rồi bật lại tùy chọn Wifi của Android).

– Thử đi thử lại nhiều lần việc truy cập vào mạng Wifi đó. Hỏi người quản trị để biết liệu password có bị đổi hay không. Nếu có, vào

Settings > Wireless & networks > Wifi settings, nhấn giữ tên mạng Wifi đó và chọn Change password.

a464fd5df47591ef0ee81070ddb6993a

 

– Nếu như bạn vẫn chưa thể truy cập vào một mạng Wifi đã từng vào trước đó, bạn vào Wifi settings > Nhấn giữ vào tên mạng Wifi mong

muốn > chọn Forget Network. Sau đó tiến hành truy cập lại bình thường như với một mạng Wifi mới. Bạn nhớ nhập đúng password.

 

Với model Motorola Milestone chính hãng tại Việt Nam, lỗi rớt Wifi sau khoảng 2-5 phút truy cập thường xảy ra. Nếu máy bạn bị tình

trạng trên, bạn hãy vào Market > tìm phần mềm Droid/MS WifiPowerSavingOff rồi cài đặt (máy cần phải root trước khi cài) > chạy phần

mềm lên > chọn vào ô Auto Check.

 

Khi chọn tùy chọn này, phần mềm sẽ tự thay đổi thiết lập tiết kiệm điện của Wifi (thủ phạm gây ra tình trạng rớt mạng) về chế độ tắt.

Ứng dụng tự chạy mỗi khi máy được khởi động nên bạn không cần phải tự tay kiểm tra WifiPowerSavingOff.

b8252bedde695af5e6edcbba20ec7bcd

4. Máy đột nhiên không rung khi có cuộc gọi/tin nhắn

 

Có khả năng một phần mềm nào đó đã thay đổi thiết lập về cuộc gọi và tin nhắn.

– Đối với thiết lập cho cuộc gọi. bạn làm theo các bước sau truy cập vào Settings > Sound & display > Phone vibrate.

– Với tin nhắn, bạn vào ứng dụng Messaging (hoặc ứng dụng tin nhắn nào đó mà bạn dùng) > nhấn nút Menu > Settings > ở trường

Notification settings > chọn vào Vibrate. Thiết lập này sẽ giúp cho máy rung cả khi đang để chế độ rung (vibrate mode) hoặc chế độ

im lặng (silent mode).

d3b18af51e9cf2991030a0822b147b08

– Với tin nhắn, bạn vào ứng dụng Messaging (hoặc ứng dụng tin nhắn nào đó mà bạn dùng) > nhấn nút Menu > Settings > ở

trường Notification settings > chọn vào Vibrate. Thiết lập này sẽ giúp cho máy rung cả khi đang để chế độ rung (vibrate mode)

hoặc chế độ im lặng (silent mode).

 

5. Những vấn đề khó khăn khác:

 

– Tắt Auto correct (tính năng tự động hoàn thành khi gõ chữ, không cần lắm với người Việt)

Settings > Language & keyboard > Chọn mục settings (của bàn phím mà bạn đang dùng) > bỏ chọn Show suggestions và Auto-correct

errors hoặc Auto-complete (tùy máy)

 

54b9cace8b41db7d614c536a8daff4fd

 

– Sửa lỗi không dùng được nút nhấn tai nghe với các ứng dụng nghe nhạc từ Market của HTC Hero: cài ứng dụng Headset button fix (miễn phí)

tại Market.

– Kiểm tra đèn LED báo tin nhắn và cuộc gọi nhỡ

Sử dụng ứng dụng Led Tester hoặc LED Color Tester.

Chỉnh màu đèn LED đó: ứng dụng Blink hoặc Erik’s Missed Call LED (tất cả đều miễn phí trên Market)

– File âm thanh của ứng dụng bị lẫn vào trình nghe nhạc mặc định

Thêm một file trống với tên .nomedia vào thư mục chưa các file âm thanh đó. Có thể dùng các ứng dụng nghe nhạc khác có chức năng

lọc hoặc tổ chức thư mục chỉ chứa file nhạc như mixZing, nemoPlayer.

 

6. Máy quá nóng trong quá trình sử dụng

Máy nóng khi thời gian sử dụng kéo dài, chạy các ứng dụng nặng như xem phim, chơi game hay truy cập Wifi là chuyện bình thường. Tuy

nhiên, khi chỉ vừa sử dụng một lát mà máy đã nóng thì cần phải xem lại. Máy nóng thường thể hiện rõ nhất ở mặt sau, khu vực có pin hoặc

khu vực đặt nhiều linh kiện.

 

Để theo dõi nhiệt độ của máy, bạn có thể dùng ứng dụng SetCPU hoặc Android System Info (miễn phí trên Market). Hai ứng dụng này cho

biết nhiệt độ của CPU và nhiệt độ của pin. Riêng SetCPU có widget theo dõi thông số CPU thời gian thực. Thông thường, nhiệt độ từ 30ºC

cho đến 40ºC là bình thường, bạn không cần phải lo lắng. Trên mức này, bạn có thể dừng chạy các ứng dụng nặng, tắt Wifi, Bluetooth và

dùng ứng dụng quản lí tiến trình (task manager) để tắt các ứng dụng không cần thiết.

0ef9f39e06e7b8d0abc129b78292bf5a

 

Ngoài ra, bạn cũng nên dùng ứng dụng SetCPU để giới hạn xung nhịp của CPU không chỉ để giảm nhiệt độ mà còn để tiết kiệm pin.

Lưu ý: Chỉ nên hạ xung khi không cần chơi chơi game, xem video,… Giới hạn bằng cách chạy phần mềm SetCPU > chọn loại điện thoại

Android mà bạn đang dùng > chọn Profiles. Có rất nhiều profile cho bạn chọn, tên mỗi profile tương ứng với tình trạng điện thoại. Bên

dưới là xung nhịp tối đa và tối thiểu của profile đó. Đừng quên chọn vào Profiles On.

 

7. Không thể tải và cài đặt ứng dụng từ Market

 

Triệu chứng của lỗi này đó là sau khi chọn được ứng dụng mà mình muốn tải, Market bị đứng tại màn hình thông báo “Starting download”.

Trong trường hợp này, bạn thử tắt Wifi trên điện thoại rồi thử lại. Nếu vẫn chưa được, thử Wifi bằng cách vào một trang web nào đó

(vinhphatmobile.com chẳng hạn) để biết được tín hiệu Wifi có tốt hay không. Bạn thử tắt modem hay router Wifi đi rồi mở lại để chắc chắn rằng

tín hiệu mạng không gặp vấn đề. Sau đó tiến hành tải lại ứng dụng trên Market.

 

]Một số ứng dụng có thể không thể tải được do lỗi của sever Market, bạn có thể thử lại vào thời gian sau đó.

Nếu ứng dụng đã tải thành công nhưng lại cài đặt bất thành (thông báo “Install unsuccessful” trên thanh Notifications), bạn thử tải và cài

đặt lại. Bạn cũng có thể tắt máy rồi mở lại để loại trừ trường hợp xung đột phần mềm. Thẻ nhớ bị lỗi hay máy không nhận thẻ nhớ cũng là

nguyên nhân gây lỗi. Để khắc phục lỗi thẻ nhớ, mời bạn xem ở đây.

 

Một cách “bạo lực” khác để khắc phục tình trạng này đó là đưa máy trở về trạng thái như lúc mới mua. Để thực hiện, bạn vào Settings > Privacy > Factory data reset.

4de193477be86e007bed7a45f0868852

 

Lưu ý: dữ liệu người dùng cá nhân cũng như các dữ liệu khác sẽ bị xóa, do đó bạn hãy cẩn thận sao lưu danh bạ/lịch/tin nhắn/email

/bookmark ra thẻ nhớ hay Google Contacts.

 

8. Không tải được file từ web

 

Trình duyệt mặc định của Android khá hấp dẫn với tính năng tải file trực tiếp từ trang web, đây là một thế mạnh của Android so với

những hệ điều hành “bảo thủ” khác. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi tập tin đều có thể tải về bằng trình duyệt mặc định, chẳng hạn

như một tập tin mp3 từ trang zing.mp3 hay một số tập tin apk từ các trang chia sẻ. Khắc phục vấn đề này không có gì khó. Trước hết,

bạn tải cài cài đặt ứng dụng ASTRO File Manager từ Market (miễn phí). Sau đó, chạy ASTRO. Trên thanh công cụ, chọn Prefs. Trong

cửa sổ vừa mở ra, kéo xuống phía dưới và nhấp chọn vào ô Enable Browser Download là xong.

 

Lưu ý: Nếu muốn tải và xem file đính kèm trong email bằng ứng dụng Gmail hay Mail mặc định, bạn phải bỏ chọn mục Enable Browser

Download trước khi tải file.

 

9. Ứng dụng chơi nhạc mặc định gặp lỗi

 

Ứng dụng mặc định của Android không tồi, tuy nhiên giao diện không được đẹp mắt, widger thì quá sơ sài, lâu lâu thường chơi nhạc

“sảng” mặc dù chẳng ai ra lệnh. Ứng dụng Music Mod được các thành viên cộng đồng mã nguồn mở sẽ giải quyết được hầu hết các lỗi này.

Music Mod hay hơn ở chỗ có thể điều khiển bằng các thao tác vẽ lên màn hình. Chẳng hạn, vẽ dấu > lên màn hình, Music Mod sẽ tạm

ngừng hoặc tiếp tục chơi nhạc. Vẽ một đường thẳng từ trái sang phải, bài kế tiếp sẽ được chơi. Các widget của Music Mod cũng đa dạng

với nhiều kích thước (4×1, 4×2, 4×4,…) và đẹp nên bạn chủ động hơn trong việc sắp xếp HomeScreen của mình.

 

Tải Music Mod tại đây.

Bạn có thể dùng Music Mod như một ứng dụng riêng lẻ, chạy lên khi cần thiết hoặc thay thế luôn ứng dụng Music mặc định bằng Music

Mod. Như vậy, lỗi chơi nhạc “sảng” sẽ không còn. Để thay thể, bạn thực hiện tương tự như thay bàn phím Multitouch cho Android, tham

khảo tại đây.

 

Chúc các bạn có những giờ vui vẻ bên chiếc smartphone Android của mình!

 

0 Likes
437 Views

You may also like

Leave A Comment

Please enter your name. Please enter an valid email address. Please enter message.


7 × 5 =