Mẹo vặt dùng smartphone android cho người mới

Mẹo vặt dùng smartphone android cho người mới cực tiện ích. Android ngày càng trở

nên phổ biến hơnvới người dùng điện thoại nói chung và với người dùng Việt Nam nói

riêng. Sau khi sắm được cho mình một thiết bị Android, hãy tham khảo bài viết sau để

dùng máy hiệu quả hơn.

 

 

1. Quản lý lưu lượng sử dụng

Smartphone của bạn luôn được kết nối với internet thông qua mạng Wi-Fi hay 3G/4G. Vậy bạn có biết những ứng dụng nào đang tiêu tốn nhiều

dữ liệu nhất ?Nếu không, bạn nên thử thiết bị giám sát việc sử dụng dữ liệu sẵn có trong menu Settings, hay các ứng dụng như onavo Count và

Trafic Monitor Plus.

 

2. Giải phóng bộ nhớ

Dường như dung lượng lưu trữ trên smartphone là không bao giờ đủ. Đó chính là lý do tại sao bạn nên chuyển âm nhạc, video, ứng dụng đến

một thẻ nhớ ngoài. Ngoài ra, bạn cũng nên loại bỏ những ứng dụng và trò chơi mà bạn không sử dụng đến nữa vì chúng chiếm khá nhiều dung

lượng lưu trữ. Truy cập Settings Apps và gỡ bỏ bất cứ phần mềm nào không cần thiết. Bạn có thể sử dụng DiskUsage để biết chính xác những

tập tin nào chiếm dung lượng lưu trữ nhiều nhất.

 

83626_android_sm

3. Quản lý các ứng dụng đã được tải về và đang chạy

Khi một smartphone được bật thì nó sẽ tải về vô số ứng dụng và dịch vụ chạy nền. Hầu hết chúng đều vô hại nhưng sự tồn tại của chúng chiếm

nhiều dung lượng bộ nhớ và khiến cho CPU luôn phải làm việc. Autorun Manager là một trong những ứng dụng có thể cho bạn biết được phần

mềm nào được tải trên start-up và phần mềm nào đang chạy trên thiết bị của bạn.

 

4. Đề phòng với những ứng dụng hỗ trợ quảng cáo

Chúng ta thường cho rằng những phần mềm hỗ trợ quảng cáo là vô hại. Tuy nhiên, bạn nên đề phòng với các ứng dụng này bởi những quảng

cáo của chúng thường tiêu tốn nhiều lưu lượng sử dụng, thời lượng pin thậm chí chúng còn đặt thông tin cá nhân của bạn vào nguy hiểm. Để

biết được những ứng dụng hỗ trợ quảng cáo nào bạn đã cài đặt trên thiết bị Android của mình, hãy sử dụng phần mềm Lookout Ad Network Detector.

 

5. Quản lý việc sử dụng pin của các ứng dụng

Android cho phép chúng ta kiểm tra xem mỗi ứng dụng đang hoạt động “ngốn” hết bao nhiêu pin. Hãy vào phần Cài đặt –Dịch vụ đang chạy

để xem toàn bộ, sau đó nếu thấy ứng dụng nào không cần thiết, ấn vào đó và chọn Dừng.

 

6. Cách sử dụng bản đồ Google Maps khi không có mạng

Để có thể dùng bản đồ dạng offline dành cho các thiết bị Android, bạn mở menu trong Google Maps, nhấn vào mục “Make Avaliable Offline”

và chọn vùng bạn muốn lưu trữ trên thiết bị của mình. Dung lương có thểlưu trữ có thể lên tới 100MB.

 

7. Cách theo dõi điện thoại bị mất

Có nhiều ứng dụngtheo dõi điện thoại bị mất như Lookout (cũng là một phần mềm diệt virus hiệu quả) và Where’s My Droid. Hãy chắc chắn

rằng bạn đã cài đặt những ứng dụng này trước khi điện thoại bị mất.

 

8. Tự động hóa cho điện thoại

Chiếc điện thoại của bạn có thể đủ thông minh để giảm âm lượng xuống mức nhỏ nhất khi bạn đang làm việc, tắt Wi-Fi, 3G vào ban đêm, và làm

tất cả các tác vụ một cách tự động bằng việc cài đặt những phần mềm như Automatelt, Tasker, hay Phone Schedule…

 

9.Điều khiển từ xa

Có một ứng dụng mang tên AirDroid, cho phép người dùng quản lý smartphone Androidcủa họ từ một máy tính thông qua mạng Wi-Fi hay 3G/4G.

 

10.Gõ văn bản cực nhanh cho Android

Để nhập văn bản nhanh và chính xác cho smartphone/tablet Android bạn có thể sử dụng một bàn phím máy tính và kết nối phụ kiện này với thiết

bị của mình.

Khi dùng bàn phím ảo trên những chiếc smartphone/tablet, có lẽ bạn đã đôi lần tự hỏi liệu có thể sử dụng một bàn phím máy tính thay cho bàn

phím ảo để gửi tin nhắn, email, ghi lại những ghi chú trên thiết bị Android. Hiện nay cũng đã có những bàn phím bluetooth giúp bạn thực hiện

được việc đó, tuy nhiên nếu muốn một giải pháp miễn phí thì có một phương pháp đơn giản đó là sử dụng Remote Keyboard của Google.

 

1370429145-ung-dung-android-remote-keyboad-

 

 

Ứng dụng miễn phí này cho phép bàn phím máy tính kết nối với điện thoại Android hay máy tính bảng Android qua Wi-Fi. Ứng dụng khá đơn

giản trong cài đặt và sử dụng, không phải cấu hình hay phương thức kết nối phức tạp.

 

Đầu tiên phải đảm bảo máy tính và bàn phím cùng sử dụng một mạng Wi-Fi. Tải và cài đặt Remote Keyboard xong, bạn kích hoạt ứng dụng và

làm theo các hướng dẫn có trên màn hình. Sau khi chọn Remote Keyboard làm phương thức nhập dữ liệu, ứng dụng sẽ yêu cầu nhập địa chỉ IP

của thiết bị Android của bạn, sau đó là kết nối máy tính với thiết bị di động. Thực hiện kết nối này bằng cách tải và cài đặt một ứng dụng Telnet

client (ở đây là PuTTY) trên máy tính tại đây.

 

1370429280-ung-dung-android-remote-keyboad-1

 

Sau khi tải và cài đặt PuTTY, trong màn hình khởi động, bạn nhập các thông tin cùng một máy chủ đã được đề cập trong remote keyboard. Gõ

địa chỉ IP và Port trong những ô yêu cầu và chọn “talnet” dưới “Connection Type”. Cuối cùng chỉ cần ấn Open để bắt đầu sử dụng sau khi đã

cài đặt hoàn tất PuTTY.

 

1370429145-ung-dung-android-remote-keyboad-2

 

Bạn sẽ thấy một giao diện điều khiển Command Prompt, giống như hiển thị trạng thái của kết nối Talnet. Kết nối sẽ được tạo thông qua Wi-Fi.

Khi ô cửa sổ này còn trong focus thì bất cứ điều gì bạn gõ trên bàn phím sẽ được chuyển tải vào thiết bị di động Android của bạn.

 

11. Cài các ứng dụng quản lí file

 

397924c349775e30c0_CAP201007072158

 

Android là hệ điều hành khá tuyệt vời của Google, tuy nhiên, hãng không hề có trình quản lí file mặc định nào. Điều này đồng nghĩa với bạn

không thể kiểm tra, duyệt những tập tin mà mình hiện có trên thẻ nhớ hay trên bộ nhớ máy. Thật may mắn vì những lập trình viên của Android

đã tạo ra các phần mềm quản lí file và cung cấp chúng miễn phí trên Market. Một số phần mềm quản lí bạn có thể cài đó là ASTRO File Manager,

File Manager (của Apollo Software), OI File Manager. Với những máy đã root, ứng dụng Root Explorer cực kì hữu ích, cho phép bạn chỉnh sửa

cả những file hệ thống. Phần mềm này không có trên Market nhưng diễn đàn Tinh Tế đã có chia sẻ.

 

 

12. Ứng dụng quản lí chương trình đang chạy? Sao lại không?

 

397924c3494b3bd869_CAP201007072147

 

 

Mặc định, bạn không biết được chương trình nào của Android đang được chạy. Google không cung cấp chút thông tin nào để người dùng

nhận biết ứng dụng đang chạy như iOS 4 hoặc Symbian. Để khắc phục nhược điểm này, chúng ta sẽ cài thêm các ứng dụng quản lí tiến trình

(Task Manager). Khi sử dụng task manager, bạn có thể dễ dàng kiểm soát toàn bộ hoạt động của máy, dừng ứng nào đó bạn không còn sử

dụng, khởi động lại một ứng dụng bị treo,… Hơn thế nữa, nhờ sử dụng task manager, bạn có thể tiết kiệm pin và dung lượng RAM bằng cách

tắt các ứng dụng không dùng đến. Theo nhiều người dùng, task manager giúp họ kéo dài thời gian lên đến 40% (khoảng nửa ngày dùng máy).

Những task manager tốt đó là Task Manager của Apollo Software, Advanced Task Killer của ReChild.Lưu ý: + Chỉ cài một task manger duy

nhất trên máy. Cài nhiều task manager sẽ gây xung đột phần mềm, máy chạy thiếu tính ổn định. + Khi dùng các chế độ tự tắt ứng dụng của

các task manager, nên đưa vào danh sách cấm (ignore list – những ứng dụng mà task manager sẽ không đụng đến nữa) trình chơi nhạc, đồng

hồ báo thức, ứng dụng chat,…

 

13. Duyệt nhanh giữa các chương trình

 

397924c3494aa87cf4_CAP201007071612

 

Nhiều người dùng mới sẽ không biết cách nào để duyệt giữa các chương trình mới mở gần đây. Không có tài liệu đi kèm theo máy nào đề cập

đến việc này. Cách làm rất đơn giản, nhấn và giữ nút Home khoảng 1 giây, một hộp thoại sẽ xuất hiện với các 6 ứng dụng được sử dụng gần nhất.

Muốn chạy ứng dụng nào, bạn chỉ cần chạm vào ứng dụng đó.

 

14. Hình thành thói quen sao lưu dữ liệu thường xuyên

 

Điện thoại cũng như tất cả các thiết bị điện tử khác, có thể “chết bất tử” vào một ngày xấu trời. Khi đó, thứ quý giá nhất của bạn (chính là dữ liệu)

sẽ tan thành mây khói. Để tránh tình trạng trên, bạn nên hình thành thói quen sao lưu ngay trên điện thoại của bạn.

 

397924c3494b5ee739_CAP201007072148

 

 

Để sao lưu danh bạ trên Android, ta có nhiều cách: sử dụng phần mềm (Handy Backup, ExportContacts,…) hoặc đồng bộ với tài khoản Exchange

trực tuyến (tải khoản Google, tải khoản riêng của công ty,…). Trong đó, cách đồng bộ với tài khoản Exchange khá tiện lợi khi ngoài danh bạ ra,

bạn có thể sao lưu lịch, email, folder,… với máy chủ trực tuyến. Vì thế, không phải lo về việc mất dữ liệu khi máy hỏng hoặc mất, thẻ nhớ hỏng,…

Để sao lưu tin nhắn, bạn có thể dùng SMS Backup and Restore (hoặc các ứng dụng tương đương). Tin nhắn sẽ được lưu tất cả trên thẻ nhớ và

có thể phục hồi lại dễ dàng.

 

397924c3494ad2283d_CAP201007072045

 

Bên cạnh đó, đừng quên sao lưu dữ liệu vào máy tính của mình bằng cách dùng cách phần mềm đi kèm theo điện thoại. Các tập tin quan trọng

trên thẻ nhớ cũng cần được thường xuyên chép vào PC.

 

15. Truy cập nhanh từ Home Screen

397924c3494b0c2373_CAP201007072144

Home Screen (màn hình chủ, nơi chúng ta nhìn thấy đầu tiên sau khi mở khóa máy) của Android có khả năng tùy biến rất cao. Những tùy biến

này đến từ các widget (các ứng dụng nhỏ, thường để cập nhật thông tin, tùy chỉnh phần mềm, điều khiển nghe nhạc,…). Thông thường, các

ứng dụng chơi nhạc, xem ảnh thường có widget điều khiển, trong khi những ứng dụng chat, mạng xã hội hay nhắn tin thì có widget xem nhanh

hay cập nhật thông tin. Để thêm một widget, bạn chỉ việc nhấn giữ vào khoảng trống trên Home Screen (hoặc nhấn nút Menu > Add > Widget

rồi chọn widget mong muốn). Ngoài ra, Android còn tích hợp sẵn widget Power Control, cho phép bạn tắt mở Wifi, Bluetooth, GPS, Sync và

chế độ tự điều chỉnh ánh sáng. Tuy nhiên, không nên để quá nhiều widget vì sẽ làm chậm hoạt động của máy. ** Hoạt động nhấn giữ không

chỉ có tác dụng với Home Screen mà còn với nhiều ứng dụng khác, mở ra một menu với nhiều tùy chọn hơn tùy ứng dụng.

 

16. Gỡ bỏ ứng dụng không cần thiết

 

397924c349c1965d6a_CAP2010070722001

 

 

Bộ nhớ máy thường có hạn, một số máy chỉ có 128MB trở lại. Do đó, chỉ nên cài những phần mềm bạn cần thiết. Trong trường hợp bạn

muốn thử nghiệm một ứng dụng nào đó, sau khi thử xong, nếu cảm thấy không cần, bạn hãy gỡ chúng ra. Android cũng như bất kì hệ điều

hành nào khác, luôn cần khoảng trống để tạo các tập tin tạm, chạy các tiến trình ẩn như nhận tin nhắn, cuộc gọi, ổn định hệ thống… Vì vậy,

hãy đảm bảo bộ nhớ trong của máy luôn nhiều hơn 10MB (tốt nhất là 20MB) để máy chạy mượt mà.

 

17. Âm báo của Android quá ít? Chuyện nhỏ!

397924c34977c0c25d_CAP201007072200

 

 

Mặc định, âm báo cuộc gọi, tin nhắn và notification của Android khá ít và không có chỗ cho chúng ta thêm âm thanh của riêng mình. Cách

đơn giản nhất để chọn một bài hát làm nhạc chuông đó là chạy ứng dụng nghe nhạc (Music) mặc định, chọn vào bài hát/âm thanh đó rồi

nhấn Menu > Set as Ringtones. Ngoài ra, bạn có thể tải ứng dụng RingDroid để cắt nhạc chuông và thêm vào danh sách của Android. Nếu

muốn tự làm, bạn chỉ việc tạo thư mục ringtones trên thẻ SD là xong. Có thể thực hiện tương tự với âm báo động (thư mục alarms) và âm báo

(thư mục notifications).

 

18. Làm gì khi máy không nhận thẻ nhớ?

 

397924c349778e7780_CAP201007072159

Tình trạng này gặp khá thường xuyên với người dùng Android. Trước hết, bạn thử khởi động lại máy vài lần. Nếu máy vẫn chưa nhận được

thẻ, tiến hành tháo thẻ ra khỏi máy (phải Unmount trước khi lấy thẻ. Unmount bằng cách vào Settings > SD card & phone storage > Unmount

SD card. Với những máy tháo pin mới lấy được thẻ thì không cần unmount).

 

Sử dụng một adapter chuyển đổi SD-microSD để cắm vào máy tính rồi sử dụng các trình sửa lỗi thẻ nhớ/ổ đĩa để kiểm tra và khắc phục lỗi nếu

có. Nếu thẻ nhớ vẫn không hiện diện, nhiều khả năng thẻ nhớ đã bị hỏng. Bạn có thể thực hiện phương pháp tương tự cho tình trạng máy

nhận thẻ nhưng không thể đọc hay ghi tập tin lên thẻ.

 

19. Thường xuyên cập nhật phần mềm cho máy

Việc thường xuyên giữ cho phần mềm luôn được cập nhật phiên bản mới nhất giúp cho máy ổn định hơn, phần mềm chạy nhanh hơn, ít gặp lỗi

hơn. Để cập nhật cho ứng dụng, bạn chạy ứng dụng Market, sau đó chuyển đến thẻ Downloads. Tại đây, ứng dụng nào có bản mới sẽ hiện

chữ “Update Available”.

 

397924c349c1478cf0_CAP201007072215

 

 

Để cập nhật bản vá (hoặc nâng cấp) hệ điều hành, bạn truy cập vào Settings > About phone > System updates > Continue. Sau đó, nếu có

bản cập nhật, máy sẽ tải về và cài đặt. Đây gọi là cập nhật FOTA (Firmware update Over The Air).Lưu ý: Máy đã root không thể cập nhật

theo phương pháp trên.

 

397924c349c1808d87_CAP201007072220

 

Chúc những thành viên mới gia nhập vào cộng đồng Android sẽ có nhiều niềm vui khi “vọc” chiếc điện thoại của mình.

You may also like

Leave A Comment

Please enter your name. Please enter an valid email address. Please enter message.


− 2 = 2